- GIỚI THIỆU
- LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
- TIN TỨC
- THƯ VIỆN
- HỢP TÁC VỚI CHÚNG TÔI
– Cẩm Lai (Dalbergia oliveri) – Nguy cấp (EN)
Giá trị kinh tế: Gỗ Cẩm Lai quý đặc biệt, lõi đỏ sẫm có vân đẹp có màu tím đen, gỗ cứng nặng, thớ mịn, bền, chắc, được dùng đóng đồ cao cấp trong gia đình (bàn, ghế, tủ, giường…), sản xuất các đồ mỹ nghệ, giá trị xuất khẩu cao.
Các mối đe dọa: Cẩm Lai cũng là loài đang bị khai thác để làm gỗ gia dụng và mỹ nghệ, đặc biệt khi gỗ trắc đã cạn kiệt thì Cẩm Lai trở thành đối tượng bị khai thác chính. Các quần thể cây trưởng thành chỉ có thể tìm thấy trong các Khu bảo tồn hay Vườn quốc gia, song cũng chỉ gồm các cây phân tán và với mật độ rất thấp.
– Trắc (Dalbergia cochinchinensis) – Sắp nguy cấp (VU)
Giá trị kinh tế: Gỗ Trắc thuộc nhóm I trong nhóm gỗ quý của Việt Nam. Gỗ quý, bền, có màu sắc và vân đẹp, không bị nứt nẻ, mối mọt. Gỗ được dùng để đóng đồ đạc cao cấp trong gia đình, làm đồ mỹ nghệ và điêu khắc rất có giá trị.
Các mối đe dọa: Vì là loại gỗ quý nổi tiếng nên bị khai thác rất mạnh, những cá thể trưởng thành có kích thước lớn rất hiếm gặp. Khu phân bố bị chia cắt, bị khai thác, phá rừng nên môi trường sống bị xâm hại nghiêm trọng.
CCD đang làm gì: Nghiên cứu phân bố và đánh giá tình hình tái sinh tự nhiên của Trắc và Cẩm Lai, đánh giá tình hình quản lý, bảo vệ và các nỗ lực phục hồi hai loài cây gỗ nguy cấp này.