Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Tổ chức bộ máy
Nhân sự chính

Thạc Sỹ Nguyễn Thế Cường
Xem thêmThạc Sỹ Nguyễn Thế Cường

Thạc sỹ Nguyễn Thế Cường là chuyên gia trong lĩnh vực Lâm nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Thạc sỹ Cường đã hoàn thành chương trình Thạc sỹ ở Đại Học Lâm nghiệp với hơn 19 năm kinh nghiệm công tác trong các lĩnh vực bảo tồn dựa vào cộng đồng, phát triển, sinh kế bền vững cho cộng đồng. Trước khi làm ở Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển, Thạc sỹ cường đã có nhiều thời gian công tác tại Tổ chức Động, Thực vật Quốc tế (FFI), Hội chữ thập đỏ Việt Nam, Hội động vật học và Bảo tồn loài và Quần thể (ZSCSP) và một số tổ chức phát triển khác. Thạc sỹ Cường hiện là Điều phối Chương trình Bảo tồn dựa vào Cộng đồng của Trung tâm.

Tiến Sỹ Lê Thiện Đức
Xem thêmTiến Sỹ Lê Thiện Đức

TS. Lê Thiện Đức là Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển phụ trách mảng Quản lý Tài nguyên & Quản lý rừng Bền vững. TS. Lê Thiện Đức đã có hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực quản lý rừng, chứng chỉ rừng, lâm sản hợp pháp, REDD+ và các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học. TS. Đức trước đây là Điều phối viên Chương trình Rừng của WWF Vietnam, thực hiện các hoạt động kết nối giữa chương trình của tổ chức ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu. TS. Đức cũng đã làm việc bán thời gian và là cộng tác viên của nhiều tổ chức nghiên cứu trong nước như Viện Quản lý Rừng Bền vững. Năm 2015, TS. Đức hoàn thiện chương trình Tiến sỹ về Quản lý Rừng bền vững tại Đại học Dresden Cộng Hòa liên bang Đức, và có thể nói thành thạo 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Đức.

Thạc Sỹ Vũ Thục Hiền
Xem thêmThạc Sỹ Vũ Thục Hiền

ThS. Vũ Thục Hiền hiện là Phó giám đốc phụ trách mảng Nâng cao năng lực và Phát triển. ThS. Hiền có 16 năm công tác trong lĩnh vực nghiên cứu về hệ sinh thái ven bờ, bảo tồn rừng ngập mặn và các vấn đề giáo dục môi trường và phát triển cộng đồng ở nhiều khu vực khác nhau. Ngoài công việc ở Trung tâm, ThS. Hiền cũng là trưởng nhóm thư ký của Ủy ban Quốc gia chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam.

Thạc Sỹ Bùi Xuân Trường
Xem thêmThạc Sỹ Bùi Xuân Trường

ThS. Bùi Xuân Trường là Phó giám đốc phụ trách mảng Quản lý khu bảo tồn và giáo dục bảo tồn. ThS. Trường có hơn 15 năm làm nghiên cứu về các vấn đề bảo tồn, sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ kỹ thuật về quản lý các khu bảo tồn và giáo dục môi trường ở Việt Nam. Ngoài các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho các khu bảo tồn, ThS. Trường cũng đã thực hiện nhiều các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ và các bên trong các vấn đề quản lý khu bảo tồn và giáo dục môi trường trong các khu bảo tồn cho cộng đồng. Ngoài hoạt động tại Trung tâm, ThS. Trường còn là Tổng thư ký của Hội các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam.

Thạc Sỹ Phạm Văn Thông
Xem thêmThạc Sỹ Phạm Văn Thông

ThS. Phạm Văn Thông là một chuyên gia bảo tồn có kinh nghiệm đã có hơn 10 năm nghiên cứu và hỗ trợ các hoạt động bảo tồn rùa cùng nhiều loài động, thực vật hoang dã ở Việt Nam. ThS. Thông tham gia xuất bản với hơn 7 đầu sách và bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Ngoài ra, ThS. Thông cũng tham gia tích cực trong các nghiên cứu về buôn bán động vật hoang dã và cứu hộ, bảo tồn các loài rùa ở Việt Nam bao gồm cả loài rùa Hồ gươm. Hiện nay, ThS. Thông đang là điều phối hiện trường của Chương trình Trung tâm bảo tồn rùa (Turtle Sanctuary) và là điều phối viên bảo tồn của Trung tâm.

Thạc Sỹ Nguyễn Mai Phương
Xem thêmThạc Sỹ Nguyễn Mai Phương

ThS. Nguyễn Mai Phương là Kế toán trưởng kiêm Quản lý văn phòng của Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển. ThS. Phương có hơn 10 năm làm kế toán và quản lý tài chính ở Viện Tài nguyên và Môi trường trước khi chính thức làm việc ở Trung tâm. Ngoài các hoạt động quản lý tài chính, ThS. Phương cũng tham gia vào các hoạt động nghiên cứu về sinh kế, tài chính bền vững cho các khu bảo tồn và tín dụng nhỏ cho cộng đồng để hỗ trợ cải thiện sinh kế hộ.

Thạc Sỹ Phí Thị Ngọc Diệp
Xem thêmThạc Sỹ Phí Thị Ngọc Diệp

ThS. Phí Thị Ngọc Diệp là cán bộ phụ trách Nhân sự và Văn phòng của Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển. ThS. Diệp có hơn 10 năm làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Môi trường, Đại học Sư phạm Hà Nội về các lĩnh vực giáo dục, nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực của cộng đồng về các vấn đề môi trường và phát triển. Ở CCD ngoài các hoạt động quản lý nhân sự và văn phòng ThS. Diệp còn thực hiện các hoạt động nghiên cứu về nhận thức và các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức của các bên về bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững trong các dự án và chương trình mà Trung tâm thực hiện.

Thạc Sỹ Bùi Thanh Tùng
Xem thêmThạc Sỹ Bùi Thanh Tùng

ThS. Bùi Thanh Tùng có hơn 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu về thiên nhiên và điều tra rừng. Anh Bùi Thanh Tùng hiện đang thực hiện đồng thời các hoạt động nghiên cứu và Chương trình Thạc sỹ về Lâm nghiệp Nhiệt đới giữa Đại học Lâm nghiệp và Đại học kỹ thuật Dresden Cộng hòa Liên bang Đức. Trước khi công tác ở Trung tâm, anh Tùng đã có hơn 5 năm công tác ở Viện Sinh thái rừng và Môi trường với nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về các vấn đề lâm nghiệp với biến đổi khí hậu, chứng chỉ rừng, chuỗi giá trị lâm sản và chính sách về lâm nghiệp, môi trường. Anh Tùng cũng là đồng tác giả của nhiều bài báo khoa học được xuất bản trên các tạp chí có uy tín trong và ngoài nước. Anh Tùng hiện là cán bộ nghiên cứu về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên của Trung tâm.

Thạc Sỹ Lã Quang Trung
Xem thêmThạc Sỹ Lã Quang Trung

ThS. Lã Quang Trung là một trong những chuyên gia sinh học hiện trường rất năng đông và tích cực ở Việt Nam. Anh Trung là thành viên của nhóm chuyên gia đã tái phát hiện ra sự tồn tại của loài Vượn đen Cao Vít, còn được biết đến là Vượn đen Đông Bắc (Nomascus nasutus)vào năm 2002 tại Cao Bằng, loài đã được coi là tuyệt chủng cách đó hơn 40 năm. Lã Quang Trung tốt nghiệp trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam, chuyên ngành “Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng”, và lấy bằng Thạc sĩ về Phát triển bền vững tại đại học Brandeis, Mỹ. Lã Quang Trung có hơn 18 năm kinh nghiệm làm việc về bảo tồn đa dạng sinh học, tập trung vào các loài linh trưởng đang bị đe doạ nguy cấp, gắn kết cộng đồng trong việc tuần tra và giám sát rừng, phát triển cộng đồng, nâng cao năng lực cho nhân viên của các khu bảo tồn. Ngoài các kinh nghiệm đó, anh Trung cũng có nhiều kinh nghiệm về thúc đẩy triển khai REDD+, quản lý rủi ro thiên tai, xây dựng và thực hiện các kế hoạch hoạt động cho các chương trình và dự án lớn, giám sát và đánh giá dự án. Hiện nay, ThS. Lã Quang Trung là điều phối viên chương trình bảo tồn thiên nhiên ở Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD).

Kỹ sư Lương Thị Khánh Linh
Xem thêmKỹ sư Lương Thị Khánh Linh

Kỹ sư Lương Thị Khánh Linh là một nhà nghiên cứu trẻ chuyên ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên. Ngay từ khi là sinh viên, Linh đã tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã tập trung vào nhóm lưỡng cư bò sát và đặc biệt là về họ Thằn lằn bóng (Scincidae). Ngoài ra, Linh cũng tham gia nhiều khóa đào về kỹ năng điều tra, nghiên cứu động vật hoang dã ngoài thực địa và giáo dục bảo tồn thiên nhiên cho cộng đồng. Linh đang là cán bộ nghiên cứu trong nhóm bảo tồn loài của Trung tâm.

Thạc Sỹ Bùi Tiến Dũng
Xem thêmThạc Sỹ Bùi Tiến Dũng

Thạc sỹ Bùi Tiến Dũng có hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc với cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Miền Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên của Việt Nam nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực và thực hiện các mô hình trong nhiều lĩnh vực gồm quản lý rừng bền vững, sinh kế bền vững và du lịch cộng đồng gắn với quản lý bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên. Thạc sỹ Dũng cũng tích cực tham gia trong các hoạt động xây dựng và phổ biến chính sách liên quan đến cộng đồng, người dân tộc thiểu số và vấn đề quản lý rừng bền vững. Hiện nay Thạc sỹ Dũng đang là Điều phối viên Chương trình Phát triển Cộng đồng & Du lịch sinh thái của Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển

Kỹ sư Lê Thành An
Xem thêmKỹ sư Lê Thành An

Lê Thành An là kỹ sư ngành Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên (chương trình liên kết với đại học Bang Colorado) tại trường Đại học Lâm Nghiệp. Kỹ sư An đã có hơn 03 năm kinh nghiệm trong các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã, đặc biệt là cứu hộ, tái thả và giám sát sau tái thả đối với các loài linh trưởng Nguy cấp. An cũng có nhiều kinh nghiệm thực hiện các hoạt động bảo tồn dựa vào cộng đồng cho nhiều loài động, thực vật hoang dã và các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo tồn cho cộng đồng. Hiện nay kỹ sư An đang là cán bộ nghiên cứu thực địa của Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển.

Thạc Sỹ Tạ Quốc Trưởng
Xem thêmThạc Sỹ Tạ Quốc Trưởng

Thạc Sỹ Tạ Quốc Trưởng tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Lâm sinh tại Đại học Lâm Nghiệp quốc gia Việt Nam năm 2012 và Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý rừng nhiệt đới tại Đại học kỹ thuật Dresden (CHLB Đức) vào tháng 11/2019. Th.S Trưởng đã có hơn 7 năm kinh nghiệm tham gia vào các dự án điều tra tài nguyên rừng, hỗ trợ các cộng đồng dân tộc thiểu số trong việc phát triển sinh kế cộng đồng, quản lý rừng bền vững và sẵn sàng thực hiện REDD+ tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Th.S Trưởng hiện là cộng tác viên chương trình quản lý tài nguyên rừng tại Trung tâm bảo tồn thiên nhiên và phát triển (CCD).

Cử nhân Lê Thị Huyền Trang
Xem thêmCử nhân Lê Thị Huyền Trang

Lê Thị Huyền Trang là Cử nhân Du lịch tốt nghiệp tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Huyền Trang đã có hơn 4 năm kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu và điều phối du lịch có trách nhiệm tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, Trang cũng dành nhiều thời gian tham gia các Dự án môi trường và tái chế, các hoạt động truyền thông và bảo tồn thiên nhiên. Lĩnh vực nghiên cứu chính của Trang là du lịch có trách nhiệm, du lịch bền vững, du lịch cộng đồng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,và các hoạt động bảo tồn thiên nhiên.

Cử nhân Đinh Thị Kim Vân
Xem thêmCử nhân Đinh Thị Kim Vân

Đinh Thị Kim Vân tốt nghiệp cử nhân trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Thực vật học. Vân có hơn 3 năm kinh nghiệm tham gia, quản lý và thực hiện các dự án bảo tồn thực vật như: bảo tồn các loài cây thuốc ở vùng cao, bảo tồn các loài cây Ngọc Lan và khảo sát các loài thực vật bị đe dọa cho ưu tiên bảo tồn. Vân đặc biệt quan tâm đến bảo tồn dựa vào cộng đồng, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc bảo vệ rừng và bảo tồn các loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm. Hiện nay, Vân đang là cán bộ nghiên cứu và bảo tồn thực vật tại Trung tâm.

Thạc Sỹ Lò Văn Oanh
Xem thêmThạc Sỹ Lò Văn Oanh

Thạc sỹ Lò Văn Oanh tốt nghiệp chuyên nghành Quản lý tài nguyên, tại trường Đại học Lâm Nghiệp. Oanh đã có hơn 05 năm kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu về Bảo tồn đa dạng sinh học. Thạc sỹ Oanh cũng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về bảo tồn động vật hoang dã đặc biệt là nhóm loài bò sát và lưỡng cư. Thạc sỹ Oanh đã có hơn 10 bài báo khoa học trong nước và quốc tế trong đó là đồng tác giả công bố 01 loài Rắn mới cho khoa học và thế giới. Hiện nay Thạc sỹ Oanh đang là cán bộ nghiên cứu đa dạng sinh học của Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển.
Nhóm cố vấn khoa học

TS.Nguyễn Mạnh Hà
Xem thêmTS.Nguyễn Mạnh Hà

TS. Nguyễn Mạnh Hà là chuyên gia bảo tồn và chính sách về đa dạng sinh học. TS. Hà có hơn 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu về quản lý các khu bảo tồn, điều tra, giám sát đa dạng sinh hoc, xây dựng chính sách về đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam. TS. Hà tham gia xây dựng hệ thống chính sách liên quan đến các khu bảo tồn và bảo tồn thiên nhiên như Luật Bảo vệ Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản, Chiến lược quản lý các khu bảo tồn và các văn bản hỗ trợ việc thực hiện các luật và chính sách. Ngoài các hoạt động xây dựng chính sách, TS. Hà cũng tham gia nhiều các nghiên cứu về dịch vụ môi trường, cơ chế tài chính mới và các vấn đề về đồng quản lý, chia sẻ lợi ích về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt là các nghiên cứu, bảo tồn các loài và hệ sinh thái trọng yếu như các loài mèo lớn (Felidae spp.), linh trưởng (Primates spp.), thú móng guốc, voi, tê tê và rùa biển ở Việt Nam và khu vực.

Th.S.Trần Lê Trà
Xem thêmTh.S.Trần Lê Trà

ThS. Trần Lê Trà chuyên gia trong lĩnh vực chính sách về môi trường và phát triển bền vững. Với hơn 25 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực quản lý và xây dựng chính sách về phát triển bền vững, quản lý lâm nghiệp, phi tập trung hóa, và tăng cường sự tham gia của các bên trong quá trình lập kế hoạch và xây dựng chính sách, đảm bảo sự bình đẳng giới trong các hoạt động. ThS. Trà cũng tham gia thực hiện nhiều các dự án quy mô lớn về phát triển bền vững và bình đẳng giới do CIDA, DANIDA và SIDA tài trợ.

Th.S. Trịnh Đình Hoàng
Xem thêmTh.S. Trịnh Đình Hoàng

ThS. Trịnh Đình Hoàng là Điều phối chương trình Bảo tồn loài của Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển. ThS. Hoàng có hơn 18 năm kinh nghiệm về các vấn đề bảo tồn thiên nhiên và phát triển ở Việt Nam. Trước khi làm tại Trung tâm, ThS. Hoàng đã làm tại các tổ chức bảo tồn quốc tế như FFI, WWF, và tổ chức phát triển như Plan International, Caritas Switzerland, Oxfam Great Britain, CECI, về các vấn đề phát triển, ứng phó với biến đổi khí hậu. ThS. Hoàng có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động giám sát và đánh giá khả năng tồn tại của các loài, đánh giá về sinh cảnh và thực hiện các hoạt động bảo tồn dựa vào cộng đồng.

PGS-TS.Trần Đức Thanh
Xem thêmPGS-TS.Trần Đức Thanh

PGS.TS. Trần Đức Thanh là một trong các chuyên gia địa lý du lịch hàng đầu ở Việt Nam. PGS. Thanh cũng là một trong những người đặt nền móng cho sự ra đời của ngành Địa lý Du lịch, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào năm 1992 và Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân năm 1995. PGS. Thanh đã có 04 năm (1987-1991) làm chuyên gia giáo dục tại Algeria. Với hơn 40 năm công tác trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu về địa lý & du lịch, PGS đã có nhiều đóng góp tiêu biểu cho sự phát triển của ngành và hoạt động đào tạo từ cử nhân đến tiến sĩ du lịch ở Việt Nam. PGS Thanh có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực địa lý du lịch, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, phát triển nguồn nhân lực du lịch. PGS là tác giả của nhiều cuốn sách cơ bản ngành du lịch như: Nhập môn khoa học du lịch, Địa lý du lịch, Một số vấn đề phát triển du lịch sinh thái cộng đồng và an sinh xã hội tại. Hiện tại, PGS.TS. Trần Đức Thanh là cố vấn của Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển trong các Lĩnh vực quy hoạch không gian và Du lịch sinh thái/Du lịch cộng đồng.

PGS-TS. Phạm Hồng Long
Xem thêmPGS-TS. Phạm Hồng Long

PGS.TS. Phạm Hồng Long, hiện đang là Điều phối Chương trình Du lịch sinh thái của Trung tâm. PGS.TS. Phạm Hồng Long hoàn thành chương trình Tiến sỹ về Du lịch học ở Nhật Bản năm 2012 và hiện đang là Chủ nhiệm Khoa Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. PGS.TS. Long có 20 năm kinh nghiệm thực hiện các Nghiên cứu, Giảng dạy về các vấn đề du lịch và du lịch sinh thái, du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam và các nước trong khu vực. PGS.TS. Long gần đây có rất nhiều các nghiên cứu và tham gia nhiều các hoạt động thúc đẩy du lịch có sự tham gia của cộng đồng trong hệ thống các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn, Khu dự trữ sinh quyển. Ngoài ra PGS.TS. Long cũng tham gia cố vấn cho nhiều tổ chức trong và ngoài nước về các vấn đề du lịch, phát triển, quản lý du lịch ở Việt Nam. PGS.TS. Long có thể nói thành thạo 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật.

GS. Nguyễn Hoàng Trí
Xem thêmGS. Nguyễn Hoàng Trí

GS. Nguyễn Hoàng Trí nguyên là giảng viên cao cấp của Đại học Sư phạm Hà Nội, và là nguyên Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Môi trường. GS. Trí với 40 năm kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu về đang dạng sinh học, và sinh thái nhân văn hài hòa giữa vấn để bảo tồn và phát triển, các vấn đề giữa con người và sinh quyển. Hiện tại GS. Trí là chủ tịch Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam và tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu về sinh thái nhân văn, phản biện về chính sách, đa dạng sinh học, quản lý khu sinh quyển và phát triển bền vững. GS. Trí là cố vấn khoa học của Trung tâm trong các vấn đề chiến lược và định hướng phát triển.