preloader
Tăng cường hiệu quả bảo vệ và phục hồi quần thể Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) ở Kim Bảng, Hà Nam
Ngôn ngữ :

Tăng cường hiệu quả bảo vệ và phục hồi quần thể Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) ở Kim Bảng, Hà Nam

Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (gọi tắt là CCD) đang thực hiện chương trình giám sát và bảo tồn các loài linh trưởng nguy cấp ở Việt Nam. Trong khuôn khổ của chương trình, hoạt động nghiên cứu và giám sát quẩn thể Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) tại rừng Kim Bảng, tỉnh Hà Nam là một mục tiêu trọng điểm.

Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam là nơi cư trú của quần thể Voọc mông trắng quan trọng thứ hai thế giới. Các nghiên cứu của CCD cùng với các tổ chức khác xác nhận quẩn thể Voọc mông trắng ở đây có  lượng ước tính gần 100 cá thể.

Do địa hình núi đá vôi đặc trưng nên hệ thủy của khu vực này chủ yếu là các suối, sông ngầm, và rất ít nước mặt, hạn chế đáng kể các hoạt động nghiên cứu giám sát Voọc mông trắng cũng như đa dạng sinh học. Để khắc phục các khó khăn đó, và tạo điều kiện tốt hơn cho tổ giám sát cộng đồng (CMT) thực hiện các đợt đi rừng dài ngày để giám sát và thu thập thông tin về quần thể Voọc mông trắng ở Kim Bảng, CCD đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Kim Bảng cùng tổ giám sát vận chuyển và lắp đặt các bồn nước nhỏ dung tích từ 500- 2.500 lít ở một số điểm lán cố định trong rừng để chứa nước mưa, phục vụ sinh hoạt cho tổ giám sát công đồng. Các bồn nước này sau khi lắp đặt sẽ giúp nhóm giá sát cộng đồng có thể ở lại trong rừng lâu hơn để thực hiện hoạt động giám sát và thu thập thông tin về các đàn Voọc mông trắng một cách hiệu quả. Hơn nữa, phục vụ các hoạt động bảo tồn và phục hồi quần thể, sinh cảnh của loài Voọc nguy cấp này trong tương lai.

Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển đang có các hoạt động hợp tác hiệu quả với Chi cục Kiểm lâm Hà Nam cùng các nhóm Cộng đồng địa phương ở Kim Bảng và Kim Bôi (Hòa Bình) và một số đối tác bảo tồn nhằm tăng cường các hoạt động nghiên cứu, nâng cao nhận thức về Voọc mông trắng. Qua đó, giúp giảm thiểu được các tác động bất lợi lên sinh cảnh nhằm bảo vệ và phục hồi được quẩn thể loài Voọc mông trắng ở Kim Bảng và các vùng phụ cận.

Hình 1. Vận chuyển bồn nước vào các điểm giám sát cố định. Photo: Lã Quang Trung/CCD
Hình 2. Lắp đặt bồn nước ở các khu vực kín, nhằm tránh ảnh hưởng tới rừng và hoạt động của động vật. Photo:CCD.
Hình 3: Vũng nước đọng (khoảng 1,5 m3) được sử dụng cho sinh hoạt ở các điểm giám sát trước khi được lắp bồn. Photo: Lã Quang Trung/CCD.

Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên
và Phát triển

Đăng ký nhận tin

© 2021 Tất cả bài viết bản quyền CCD.