
THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN MÔI TRƯỜNG
Biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm là ba khủng hoảng môi trường có mối liên hệ với nhau và đang trực tiếp gây nên những tác động nghiêm trọng tới sức khỏe con người, rủi ro bùng phát các dịch bệnh và thiên tai cực đoan. Trong cuộc khủng hoảng này, con người vừa là tác nhân và là nạn nhân. Do đó, để ứng phó với các thách thức môi trường, ngoài các nỗ lực chính của nhà nước, các tổ chức bảo vệ môi trường, khu vực tư nhân, các doanh nghiệp và công chúng cần đồng hành với chính phủ thông qua việc đưa ra những sáng kiến, công nghệ và công cụ giúp giải quyết và ứng phó tốt nhất với các vấn đề môi trường. Thực tế, cho đến nay ở Việt Nam, khối tư nhân, cộng đồng và doanh nghiệp chưa tham gia nhiều trong các nỗ lực này, mặc dù khối tư nhân là một trong những nguồn quan trọng giúp phát triển các sáng kiến về quản lý, giải pháp xử lý, phát triển công nghệ, từ đó giải quyết hiệu quả các vấn đề môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

với sinh viên Đại học Khoa học Ứng dụng Osnabrück
(©CCD/2023)
Nhận thức được vai trò của công chúng và khối tư nhân trong việc tham gia giải quyết các vấn đề môi trường, tháng 5 vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD), Viện Goethe Hà Nội và trường Đại học Khoa học Ứng dụng Osnabrück – Cộng hòa Liên bang Đức đã tổ chức cuộc trao đổi chuyên đề chia sẻ hiện trạng môi trường tại Việt Nam và trên thế giới, đồng thời, thảo luận các sáng kiến nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thúc đẩy sự tham gia của khối tư nhân trong giải quyết các vấn đề môi trường ở Việt Nam.


đồng thời đề xuất giải pháp và sáng kiến thúc đẩy vai trò xã hội của khối tư nhân và doanh nghiệp
(©CCD/2023)
Cuộc trao đổi chuyên đề không chỉ nhằm chia sẻ các vấn đề môi trường ở Việt Nam mà còn thúc đẩy trao đổi thông tin và sáng kiến giải quyết các vấn đề môi trường đó giữa Trường Osnabrück và người quan tâm ở Việt Nam, từ đó tìm kiếm các sáng kiến thu hút và huy động các nguồn giúp hiện thực hóa các nỗ lực đó.