preloader
Hội nghị tham vấn dự thảo Báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ giai đoạn 2010 – 2020
Ngôn ngữ :

Hội nghị tham vấn dự thảo Báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ giai đoạn 2010 – 2020

Ngày 14 tháng 2 năm 2020, tại văn phòng Sở NN&PTNT Thành phố Hồ Chí Minh,đã diễn ra “Hội nghị tham vấn dự thảo Báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ giai đoạn 2010 – 2020”. Tham gia Hội nghị có ông Nguyễn Phước Trung – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT – Trưởng Ban Quản lý Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ, Ông Lê Minh Dũng – Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ – Phó Trưởng Ban Thường trực Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ, đại diện lãnh đạo Ban quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ, Ủy ban Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB Việt Nam), sở khoa học và công nghệ, sở tài nguyên và môi trường, các nhà khoa học, trường đại học trên địa bàn và Trung tâm Bảo tồn thiên Nhiên và Phát triển – CCD (đơn vị tư vấn xây dựng và trình bày báo cáo).

Tại hội nghị, Bà Vũ Thục Hiền – PGĐ Trung tâm CCD đã trình bày dự thảo báo cáo định kỳ 10 năm Khu DTSQ RNM Cần Giờ. Báo cáo đã nêu nổi bật được hiện trạng, những thay đổi và kết quả đạt được trong 10 năm qua của Khu DTSQ RNM Cần Giờ, các kết quả được phản ánh cụ thể xoay quanh 3 chức năng chính của Khu DTSQ là chức năng bảo tồn, phát triển và chức năng hỗ trợ. Các thành viên tham gia đã đánh giá cao kết quả đạt được của Khu DTSQ RNM Cần Giờ giai đoạn 2010-2019 và đồng thời đề xuất các hoạt động/giải pháp cụ thể nhằm phát huy và nâng cao giá trị của khu Rừng ngập mặn Cần Giờ trong thời gian tới.

Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu DTSQ thế giới đầu tiên của Việt Nam được tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận ngày 21/1/2000. Với tổng diện tích 70.445,34ha bao gồm toàn bộ diện tích rừng phòng hộ Cần Giờ và vùng phụ cận.
Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển đang duy trì chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả quản trị các khu bảo vệ của Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn (Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, Khu Ramsar, Khu sinh quyển). Cải thiện được vấn đề quản trị sẽ giúp cho các khu nâng cao được hiệu quả bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo và hỗ trợ cộng đồng có nguồn sinh kế ổn định qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển đang duy trì chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả quản trị các khu bảo vệ của Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn (Vườn quốc gia, Khu bảo tồn, Khu Ramsar, Khu sinh quyển). Cải thiện được vấn đề quản trị sẽ giúp cho các khu nâng cao được hiệu quả bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, tạo và hỗ trợ cộng đồng có nguồn sinh kế ổn định qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Ảnh 1: Bà Vũ Thục Hiền – PGD Trung tâm CCD trình bày báo cáo
Ảnh 2: thảo luận của các bên về vấn đề quản trị khu sinh quyển và việc gắn kết các hoạt động của khu vơi tăng trương xanh ở địa phương
Ảnh 3: thảo luận của các bên về vấn đề quản trị khu sinh quyển và việc gắn kết các hoạt động của khu vơi tăng trương xanh ở địa phương

Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên
và Phát triển

Đăng ký nhận tin

© 2021 Tất cả bài viết bản quyền CCD.